Logo
Chương 5: Tôi có thể thi lên Đại học Trung Sơn? (3)

Mặc dù Trần Trứ giải thành công bài toán này, nhưng anh cũng cảm thấy hơi khó tin. Sau khi suy nghĩ một hồi, anh lần lượt thử qua mấy loại toán học khác nhau, thậm chí chuyển sang vật lý, hóa học, cuối cùng phát hiện hầu hết đều có thể giải được dễ dàng.

“Mình hiểu rồi!”

Trần Trứ chợt hiểu, thực ra trọng sinh chẳng qua chỉ là có thêm kinh nghiệm sống của mười mấy năm, chứ kiến thức vốn có trong đầu không hề bị quên đi.

Nếu nói vậy...

Trước đây Trần Trứ là chiến thần học lệch, với điểm số xuất sắc trong toán học, vật lý và hóa học, dù đề có khó đến đâu, thì về cơ bản anh cũng có thể đạt được khoảng 140.

Ngữ năn và tiếng Anh khá kém, điểm từ 90 đến 100. Thấy chủ nhiệm đã nhiều lần khuyên nhủ anh đến khô cả họng:

Trần Trứ, chỉ cần en có thể cải thiện môn ngữ văn và tiếng Anh của mình lên 20 điểm thì em có muốn vào Đại học Trung Sơn cũng không thành vấn đề. Bằng không thì em chỉ có thể chọn một chuyên ngành ổn tại Đại học Công nghệ Hoa Nam.

Ở kiếp trước, Trần Trứ không nghe lời khuyên nên không còn cách nào khác là phải sang Đại học Công nghệ Hoa Nam.

Bây giờ anh đã được tái sinh, khả năng giải các đề toán học và vật lý của anh vẫn chưa bị mất. Kiếp trước, do viết văn bản chính thức trong thời gian dài nên khả năng nhạy bén với ngôn từ, tích lũy kiến thức chung và khả năng viết của anh đã được cải thiện nhiều.

Điểm ngữ văn của anh chắc chắn đã được nâng cao!

“Vậy… đây chính là lý do cho việc trọng sinh của mình?”

Tim Trần Trứ đột nhiên đập không thể kiểm soát, bởi vì bản thân anh đã có thể thi vào Đại học Trung Sơn.

Không phải trường cũ của anh, Đại học Công nghệ Hoa Nam, không tốt. Dù nói thế nào thì cũng là trường trong đề án 985, nhưng thực tế thì Đại học Trung Sơn tiết kiệm chi phí hơn.

Đại học Công nghệ Hoa Nam là một học viện khoa học và kỹ thuật thuần túy, trong khi Đại học Trung Sơn là một trường đại học tổng hợp. Điểm chuẩn của một số chuyên ngành của Học viện Lĩnh Nam và Học viện Y học còn vượt quá điểm tuyển sinh của Đại học Thanh Hoa.

“Học viện Lĩnh Nam của Đại học Trung Sơn” thậm chí còn được biết đến như một học viện kinh doanh ngang tầm với “Học viện Quản lý Quang Hoa của Đại học Bắc Kinh”. MBA đã đào tạo ra nhiều giám đốc điều hành công ty. Nó được đánh giá cao không chỉ ở 5 tỉnh Hoa Nam Trung Quốc, mà còn ở Hồng Kông và cộng đồng quốc tế.

Nhưng sau đó, Trần Trứ nghĩ tới một vấn đề:

Nếu anh thực sự có thể đến Đại học Trung Sơn và thay đổi trường, chuyên ngành, liệu sau này anh có còn phải thi công chức không?

Hay nói thẳng hơn, dù giữ nguyên hiện trạng và tiếp tục thi vào Đại học Công nghệ Hoa Nam, liệu anh có còn làm công chức nữa không?

Sở dĩ năm đó anh thi công chức là vì sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, tìm được vài công việc nhưng chưa thấy hài lòng lắm, nên đã đăng kỳ thi công chức cấp tỉnh trong lúc bản thân đang mơ hồ và hoài nghi cực độ.

Cũng giống như tất cả những sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ cần không tìm được việc làm tốt, bọn họ sẽ thử đi thi công chức.

Điều không ngờ tới là, anh đã vượt qua kỳ thi thành công.

“Vào thời điểm đó, nếu mình có một công việc với mức lương hàng tháng là 15,000 tệ, có lẽ mình sẽ không tham gia kỳ thi công chức cấp tỉnh.”

Trần Trứ yên lặng suy nghĩ.

Làm việc trong biên chế có những ưu điểm và nhược điểm, và nó chủ yếu phụ thuộc vào vị trí và lựa chọn cá nhân.

Những ưu điểm là:

Thu hoạch được đảm bảo bất chấp hạn hán lũ lụt, sự công nhận của xã hội ở một mức độ nhất định, con cái đi học hay người thân nằm viện đều có thể tìm thấy một số mối quan hệ…

Nếu ở một thành phố nhỏ loại 5 hay 6, làm công chức thực sự sẽ mang lại khá nhiều hạnh phúc.

Tất nhiên, cũng có những nhược điểm:

Lương không cao, chỉ đủ trang trải cuộc sống, tăng ca khắc nghiệt và không có lương tăng ca. Rất nhiều lúc, quả thật thân bất do kỷ, chức vụ càng cao, áp lực càng lớn…

Đôi khi một câu nói vô tình của một nhà lãnh đạo cấp trên cũng phải suy đi nghĩ lại nhiều lần trong đầu.

Bây giờ anh lại được trọng sinh ngoài ý muốn, anh có nên thi công chức trong tương lai hay không?

Trần Trứ cau mày và xoay cây bút theo vòng tròn cho đến khi chiếc bút bi vô tình rơi xuống đất phát ra tiếng “cạch”. Trần Trứ cũng đã đưa ra quyết định ngay lúc đó.

“Lựa chọn đầu tiên chắc chắn là không tham gia kỳ thi công chức!”

Đây chỉ mới là năm 2007, anh biết xu hướng phát triển xã hội trong mười mấy năm tới, và bản thân anh cũng đã đắm mình vào biên chế đó trong nhiều năm. Anh không nghi ngờ gì về kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề của mình, vậy hà tất gì anh lại phải trải qua những điều đó theo từng bước nữa?